Ông Vũ Tiến Thành bồi hồi kể: “ Năm 2001 bóng đá Việt Nam đang ở giai đoạn giao thời khi sau thất bại tại Tiger Cup 2000, ông Riedl từ chức, Liên đoàn bóng đá Việt Nam(VFF) khi ấy mời ông Dido, một HLV người Brazil về dẫn dắt đội tuyển. Do nhiệm vụ của bóng đá Việt Nam trong năm đó là tập trung cho SEA Games vào tháng 9 tại Malaysia mà quy định mới lần đầu áp dụng phải là cầu thủ dưới 23 tuổi tham gia, nên cả VFF lẫn ông Dido khi ấy chủ trương trẻ hóa đội hình. Vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á lại đến vào đầu năm nên bên cạnh một số trụ cột còn giữ lại như Hồng Sơn, Văn Sỹ, Minh Quang.. đội tuyển cũng ‘thay máu’ khi bổ sung Trung Kiên, Quốc Trung, Phạm Hùng Dũng, Hồng Minh, Lương Phúc, Trung Vĩnh, Văn Tuấn (Tuấn đen, hậu vệ trái của Cảng Sài Gòn)..
Chính vì vậy, đội tuyển đi Ả Rập Xê Út thực sự như một cuộc cách tân, một sự thử nghiệm nhiều hơn là hy vọng giành thành tích cao. Bởi cả trưởng đoàn Lê Thế Thọ và các trợ lý HLV chúng tôi như anh Tam Lang, Dương Ngọc Hùng.. đều hiểu rằng Ả Rập Xê Út thời điểm đó rất mạnh, được đầu tư để dự vòng chung kết World Cup (và thực tế đã lọt vào World Cup Hàn-Nhật 2002 chung bảng với Đức, Cameroon, Ireland-PV) và lại đá sân nhà trong bảng đấu số 10 của châu Á nữa. Hơn thế mỗi bảng chỉ lấy đội đầu bảng đi tiếp vào vòng sau thì các đối thủ còn lại trong bảng như Việt Nam, Bangladesh hay Mông Cổ gần như không có ‘cửa”. Duy nhất một người biết là không hy vọng nhưng vẫn tuyên bố “ hung hăng”. Đó là ông Dido khi nói trong cuộc họp báo cũng như trước toàn đội là đội tuyển Việt Nam đến Ả Rập Xê Út là phải chiến thắng, phải vượt qua tất cả các đối thủ, san bằng các chông gai, là phải giành vé đi dự vòng chung kết World Cup.
|
Cả đội ai nghe tuyên bố đó cũng e ngại vì có vẻ mình thể hiện quyết tâm gây sốc quá và thực tế trình độ Việt Nam thì giỏi lắm khi đó chỉ giành nhì bảng. Nhưng ông Dido lại có cái lý riêng của ông ấy khi nói với Ban huấn luyện chúng tôi rằng sở dĩ ông ấy phải tuyên bố hùng hồn và đanh thép như vậy là xốc tinh thần các tuyển thủ lên, không được e dè, lo lắng, bất ổn về tâm lý khi gặp đối thủ to cao, thể hình vượt trội như Ả Rập Xê Út, cũng như không có suy nghĩ tiêu cực là chưa ra trận đã nghĩ thua..Tính ông Dido thì thời điểm đó những người hâm mộ bóng đá nước nhà chắc cũng hiểu ông rất nóng tính, phát biểu theo kiểu đứng ở góc độ đến từ nền bóng đá số 1 thế giới là Brazil nên rất cao ngạo, hô hào rất dữ dội, nhiều lúc bất chấp đối thủ là ai. Nhưng nhờ cũng thông qua đó, ông luôn làm liệu pháp tâm lý khá trơn tru cho học trò..
Chúng tôi đến Ả Rập Xê Út vào những ngày đầu tháng 2.2001, thời tiết khi đó nói là mát mẻ cũng không hẳn vì vào mùa xuân, nhưng ban ngày cũng xấp xỉ 30-33 độ, chỉ có ban đêm thì xuống thấp khá lạnh, chứ không phải như đội tuyển sắp đấu hiện nay vẫn đang chịu cái oi bức của sa mạc cuối hè lên đến hơn 40 độ. Khi đó chúng tôi không đá tại thủ đô Riyadh mà cả đội di chuyển 400km đến thành phố Dammam, một Green City mới của Ả Rập Xê Út nằm sát bờ biển vùng Vịnh, gần với Qatar và Bahrain. Không như bây giờ mật độ thi đấu được FIFA tính toán hợp lý cho các trận đấu vòng loại World Cup là 4 hoặc 5 ngày/trận, còn khi đó đội tuyển Việt Nam phải đá tổng cộng 6 trận với Bangladesh, Mông Cổ và Ả Rập Xê Út với mật độ kinh khủng 2 ngày/ trận. Tính ra từ 8 đến 19.2, nghĩa là chỉ có 12 ngày mà đá 6 trận.
|
|
Chắc các bạn cũng biết đá với mật độ như vậy thì thể lực cầu thủ chúng ta làm sao chịu nỗi. Vậy mà các tuyển thủ vẫn thi đấu rất nỗ lực khi ngoài trận đầu hòa 0-0 với Bangladesh thì 3 trận sau đó gặp lại đội này và Mông Cổ, chúng ta đều thắng ghi 9 bàn, trong đó một mình Hồng Sơn ghi 5 bàn, Lương Phúc ghi 2 bàn và 2 bàn còn lại do Văn Sỹ và Trung Vĩnh ghi. Tuy nhiên 2 trận gặp Ả Rập Xê Út thì tuyển Việt Nam ‘dưới màu’ hoàn toàn, thua cả 2 trận đều với tỉ số 0-5 và 0-4. Khi đó các cầu thủ Ả Rập Xê Út ngoài thể lực sung mãn còn sở hữu kỹ thuật cá nhân cực tốt và trình độ phối hợp rất giỏi. Họ có nhiều cá nhân nổi bật như Al Jaber, người ghi đến 3 bàn vào lưới thủ môn Minh Quang hay Al Meshal ghi 4 bàn vào lưới chúng ta.
|
Thực tế các trận đấu với Ả Rập Xê Út, chúng ta khởi đầu không phải không tốt. Một phần là các cầu thủ nhập cuộc với nỗ lực và có sự động viên, thúc giục tinh thần bên ngoài sân của Ban huấn luyện. Phần khác những cầu thủ đầu đàn trong đội như Hồng Sơn bằng kinh nghiệm của mình luôn biết cách hô hào, nhắc nhở anh em kềm giữ thế trận, giữ cự ly đội hình và triển khai bóng hợp lý tránh đối thủ áp sát, cướp bóng. Nhưng do có đến 2 tuyến cầu thủ trẻ-già trong đội hình nên sự ăn khớp để vận dụng một lối chơi mạnh mẽ, gắn kết không duy trì được lâu. Sự non nớt của các vị trí trẻ sớm bộc lộ khi đối thủ tăng tốc. Đặc biệt đa phần các bàn thua đều đến ở 20 phút cuối khi tuyển Việt Nam xuống sức, lộ ra nhiều khoảng trống và từ đó Ả Rập Xê Út chỉ cần đẩy cao tốc độ, qua người nhanh như chớp, phản công sắc bén ghi bàn”.
|
Theo ông Vũ Tiến Thành bài học lớn nhất của 20 năm trước cho thấy 3 điểm yếu lớn nhất của bóng đá Việt Nam là khoảng cách trình độ, thể lực không đảm bảo 20 phút cuối và lối chơi thiếu tính đột biến do chưa đủ chiều sâu đội hình. Những điểm này so sánh với hiện nay thì tuyển Việt Nam dưới bàn tay ông Park đã rút ngắn đáng kể, nhưng để cầm chân chứ chưa nói đến vượt qua một đối thủ mạnh như Ả Rập Xê Út vào thời điểm này vẫn là cực khó. Ông Thành nhắc lại 20 năm trước Ả Rập Xê Út là đội bóng ở Trung Đông khác với các đội như Iran, Iraq hay Kuwait, UAE là họ không chơi theo kiểu cảm hứng, thiếu tính chiến thuật mà ngược lại đã cho thấy sự chặt chẽ và tính kỷ luật rất cao trong lối đá. Chính vì vậy họ luôn là một đối trọng rất đáng ngại cho bất cứ đối thủ châu Á nào.
Tin liên quan
Nguyên trợ lý HLV Vũ Tiến Thành nói về trận gặp Ả Rập Xê Út 20 năm trước - Báo Thanh Niên
Read More
No comments:
Post a Comment