VFF sẽ phải tiến hành đại hội bất thường để bầu chủ tịch mới cho bóng đá Việt Nam - Ảnh: NAM KHÁNH
Trước đó, tại nhiệm kỳ 7 VFF (2014-2018), VFF cũng gặp tình cảnh khó khăn tương tự khi chủ tịch Lê Hùng Dũng không được khỏe. Hơn nửa thời gian của nhiệm kỳ 7, công việc điều hành của VFF được giao cho ông Trần Quốc Tuấn - phó chủ tịch thường trực VFF.
Nhiệm kỳ 7 được đánh giá là thành công nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam cả về chuyên môn và tài chính. Thời điểm đó, đội tuyển U-23 giành HCB châu Á, đội tuyển quốc gia nam giành HCV AFF Cup, đội tuyển futsal nam tham dự World Cup, đội tuyển U-20 nam giành quyền vào World Cup, đội tuyển U-15 vô địch Đông Nam Á...
Thế nhưng nhiệm kỳ 7 cũng ghi dấu vào lịch sử bóng đá Việt Nam là nhiệm kỳ mâu thuẫn nội bộ sâu sắc giữa các thành viên thường trực. Đến cuối nhiệm kỳ 7, phó chủ tịch truyền thông VFF Nguyễn Xuân Gụ từ chức vì bê bối cá nhân.
Theo kế hoạch, đại hội VFF nhiệm kỳ 9 sẽ diễn ra sớm nhất vào tháng 12-2022. Nhưng sau khi ông Lê Khánh Hải rút lui khỏi vị trí chủ tịch, ở thời điểm này, VFF chắc chắn phải tìm người thay thế ông Hải.
Hiện VFF có ba phó chủ tịch là các ông: Trần Quốc Tuấn (phó chủ tịch thường trực phụ trách chuyên môn), Cao Văn Chóng (phụ trách truyền thông), Lê Văn Thành (phụ trách tài chính), và một ủy viên thường trực là ông Trần Anh Tú.
VFF sẽ phải tiến hành đại hội bất thường để bầu ứng viên mới cho vị trí chủ tịch mới. Người này cũng có thể là một trong ba phó chủ tịch hiện nay của VFF nếu được tín nhiệm. Đó cũng có thể là một lãnh đạo đương nhiệm của Bộ VH-TT&DL nếu được giới thiệu và cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Tổng cục TDTT hiện có bốn phó tổng cục trưởng (đang khuyết vị trí tổng cục trưởng) nhưng cả bốn người này đều khó có khả năng tham gia vào bộ máy VFF. Lý do bởi ngành thể thao đang gồng mình chuẩn bị cho SEA Games 31 vào cuối năm 2021.
Phương án nữa là VFF sẽ mời một doanh nhân có tiếng, giàu tiềm lực và đam mê bóng đá ứng cử vào vị trí này. Dù vậy, phương án một người bên ngoài VFF và Bộ VH-TT&DL về làm chủ tịch VFF lúc này không hề đơn giản.
Nói vậy bởi đã qua nhiều nhiệm kỳ ở VFF, các doanh nhân có tiếng đều nói lời từ chối khi được giới thiệu ra tranh cử. Còn những người ít tiếng tăm thì lại khó có thể lấy được phiếu bầu.
Ai sẽ làm chủ tịch VFF thay ông Lê Khánh Hải? - Thể Thao - Tuổi Trẻ Online
Read More
No comments:
Post a Comment